9 KINH NGHIỆM XÂY NHÀ NÊN BIẾT

11/04/2023

 

Trước khi thi công căn nhà đầu tiên hoặc thậm chí đến vài căn đầu tiên trong đời, mọi người thường đơn giản nghĩ việc xây nhà từ chỗ tìm thầu xây dựng tốt. Và đồng nghĩa với việc mọi việc phụ thuộc hoàn toàn với nhà thầu từ A-Z. Chia sẻ kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà ai cũng nên biết!

Vì thế, nhiều gia đình cảm thấy làm nhà rất khó khăn, cứ làm cái này phải tính toán xem cái khác thế nào. Vô tình, đồn đoán việc làm nhà vất vả làm nhục chí người làm nhà khác.

Nhưng đối với Nhà Vàng, không có nhà nào quá khó làm trừ khi gia chủ không biết 9 kinh nghiệm xây nhà lần đầu sau…

Kinh nghiệm xây nhà từ A - Z dành cho những người mới bắt đầu

1. Xác định nhu cầu sống/kinh doanh…của gia đình

  • Lập danh sách số thành viên thường trực trong gia đình ( cha mẹ, vợ chồng, con cái…)
  • Những người sẽ thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại tại nhà
  • Những người sẽ cố định đến nhằm mục đích công việc, riêng tư trong lịch trình một tháng
  • Chốt đươc người chủ gia đình và người có ảnh hưởng mạnh đến vận thế của gia đình. Xác định được hai đối tượng này sẽ giúp việc xem phong thủy trở nên thuận lợi.

*Lưu ý: nên liệt kê danh sách kèm theo độ tuổi của từng người, nghề nghiệp đồng thời tình trang sức khỏe… như vậy khi phân chia các khu vực chức năng sẽ thuận lợi. Cũng như vậy, các tiện ích nội thất đều sẽ theo từng người để tạo độ phù hợp cao.

kinh nghiệm xây nhà đẹp giúp bạn lên ý tưởng trước khi xây nhà

2. Xác định quy mô xây dựng nhà

Sau bước 1 trong kinh nghiệm xây nhà lần đầu, gia chủ sẽ dễ dàng hình dung bức tranh tổng thể của gia đình mình. Đến bước này, gia chủ cần suy nghĩ trên diện tích xây dựng để phân chia hai mục cơ bản của nhà:

  • Nhu cầu sinh hoạt: tiếp khách, ngủ nghỉ, nấu nướng, ăn uống, vệ sinh, học tập, làm việc, thờ cúng, sinh hoạt chung, phơi phóng, hóng mát, trồng cây…
  • Số lượng người trên diện tích: nghĩa là những người sẽ có đủ diện tích để sinh hoạt tại một vị trí trong nhà vì một chức năng mà không bất tiện hay chờ đợi.
  • Sau đó, gia chủ cần xác định quy định xây dựng theo khu vực của nhà nước về:
    • Diện tích tối đa được phép xây dựng
    • Số lầu tối đa được phép
    • Chiều cao nhà tối đa

    Dựa trên hai yếu tố này, gia chủ sẽ dễ dàng nói chuyện với chủ thầu chính xác cách chia diện tích thế nào cho hợp lý. Thêm vào đó, vẫn đáp ứng đúng quy định của nhà nước về xây dựng.

3. Dự trù khoản kinh phí xây dựng

Bước tiếp theo trong kinh nghiệm xây nhà lần đầu là phần dự trù. Đây là bước khá quan trọng để xác định ngôi nhà của bạn có thể khả thi trong thực tế đến đâu.

Đến phần chi phí xây nhà, lời khuyên thông thường là đừng nên giơ tay cao quá trán ở ban đầu vì làm nhà sẽ cần kinh phí đề phòng rủi ro khá lớn.

Ở bước tính chi phí dự trù, gia chủ có thể chia thành các bước nhỏ hơn như sau:

  • Xác định sơ bộ giá xây nhà trên thị trường và đặc biệt tại địa phương:
  • Xây dựng phần thô = đơn giá chung x diện tích xây dựng
  • Xây dựng hoàn thiện: tùy thuộc vào mức độ hoàn thiện của gia chủ và mức độ sang trọng của gia chủ.
  • Tính khoản chi phí dự phòng: khoản chi phí không thể lường trước trong quá trình xây dựng… có thể xuất phát do thời tiết, ý kiến gia chủ thay đổi hay đơn giá vật tư tăng theo thời gian.

Tham khảo: Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí

4. Tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công

Sau quá trình tích góp đủ kinh phí, gia chủ cần tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia:

– Chuyên gia phong thủy: đừng nên chỉ nghe một chuyên gia, nhưng không nên nghe quá nhiều chuyên gia. Về phong thủy, cần tham khảo cẩn thận về hướng xây nhà, các phạm trong thế đất và phương cách xử lý, tuổi xây nhà hợp lý, tháng xây nhà đẹp,…

– Kiến trúc sư: trước khi gặp kiến trúc sư, gia chủ cần chuẩn bị về tinh thần kiên định về phong cách mình mong muốn: hiện đại, truyền thống, đơn giản, sang trọng, cầu kỳ… Đừng quá mơ hồ về yêu cầu của bản thân khi yêu cầu kiến trúc sư. Đồng thời cho Kiến trúc sư biết ý kiến về chuyên gia phong thủy để tiện bề kết hợp với bản thiết kế chung.

– Đơn vị thi công: nên chọn những đơn vị thi công uy tín đảm bảo chất lượng trong khu vực. Tránh cá nhân đơn lẻ hoặc ít kinh nghiệm. Nên để đơn vị thi công chốt phương án thi công khả thi trên bản thiết kế nhà của Kiến trúc sư. Tránh trường hợp, khả năng thi công không phù hợp với ý tưởng thiết kế.

video image

5. Thống nhất thiết kế cuối cùng

Chốt thiết kế với Kiến trúc sư: xác định đúng nhu cầu cơ bản của gia đình và phong cách nhà theo yêu cầu. Tránh các thay đổi gây chậm tiến độ, đặc biệt với lần xây nhà đầu tiên, gia chủ dễ trong tâm lý lo sợ.

Phối hợp chặt chẽ với kiến trúc sư hoàn thiện phối cảnh, mặt tiền và điện nước để đáp ứng đúng ý các nhu cầu sinh hoạt.

6. Xin phép xây dựng nhà

Công đoạn cần tiến hành song song với việc thiết kế, đòi hỏi gia chủ và nhà thầu phải chuẩn bị từ trước để hoàn thiện kịp tiến độ ban đầu mong muốn.

Nếu đã đủ giấy tờ hợp lệ, thì cần đợi 30-45 ngày để xin phép xây dựng được hoàn tất. Lúc này chủ thầu thi công có thể tiến hành xây dựng nhà.

7. Chốt hợp đồng với đơn vị nhà thầu thi công

Sau khi kiểm tra kỹ các đơn vị thi công uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Gia chủ và đơn vị thi công tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng. Gia chủ cần chủ ý các khoản cam kết về chi phí, tiến độ, hạng mục xây dựng, các phần phạt hợp đồng và cam kết.

Nếu cẩn thận, gia chủ cần báo với đơn vị thi công xuống trực tiếp hiện trường để khảo sát, xin phép các lối đi và nơi để vật liệu xây dựng… Đặc biệt xây dựng trong khu vực đông đúc dân cư và đường đi khó khăn càng phải lưu ý việc này.

Những bất cập khi sử dụng hợp đồng ký kết truyền thống

8. Tìm đơn vị giám sát thi công hoặc người giám sát

Đây là khâu quan trọng mà nhiều người bỏ qua, cả chủ thầu cũng sẽ chẳng nhắc nhở gia chủ. Nhưng lại là điểm mấu chốt để nhà xây bền đẹp trong từng khâu xây dựng. Gia chủ có thể cân nhắc thuê đơn vị giám sát công trình uy tín tại địa phương.

Hoặc nhờ vả người trong nhà rành về xây dựng và chịu khó ở tại hiện trường khi đang làm việc. Đồng thời, báo cáo tình hình thi công lại cho gia chủ được rõ.

9. kinh nghiệm xây nhà lần đầu – làm quen hàng xóm và khu phố

Rõ là một điều quan trọng nhưng có thể gia chủ ở thành phố lớn sẽ bỏ sót điều này. Làm nhà trong khu dân cư đông đúc sẽ gây phiền toái cho hàng xóm suốt thời gian thi công… từ tiếng ồn, đến nhân công xây dựng và thậm chí có thể gây hỏng hóc cho nhà hàng xóm.

Chẳng ai muốn ở một ngôi nhà vừa về đã bị hàng xóm ghét vì câu chuyện thi công nhà. Nhưng nhiều người vì mải lo lắng chuyện xây nhà mà bỏ quên hàng xóm.

Một ít quà bánh thăm hỏi và xin phép hàng xóm của bạn sẽ giúp mọi việc thông thuận hơn nhiều. Đặc biệt chú ý thông báo đến những nhà chạm vách nhà bạn về các hoạt động thi công đến đâu và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến nhà của họ.

Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm xây nhà của Nhà Vàng trên đây sẽ giúp các gia chủ xây nhà trở nên đầy kinh nghiệm và vững vàng hơn… Một ngôi nhà đẹp luôn bắt đầu từ một sự chuẩn bị tốt và kinh nghiệm xây nhà lần đầu này sẽ giúp bạn!

các bước mua nhà

NHẬN BÁO GIÁ & YÊU CẦU TƯ VẤN

title image

Nhà Vàng – Với hành trình hơn 10 năm, chúng tôi dành trọn đam mê và tâm huyết để mang đến những công trình kiến trúc hoàn mỹ. Hãy tận hưởng các ưu đãi để sở hữu ngay một không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp!

  • 🔖 Giảm tới 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói
  • 🔖 Miễn phí khảo sát hiện trạng đất/nhà (trực tiếp tận nơi công trình)
  • 🔖 Miễn phí thiết kế cổng và tường rào
  • 🔖 Miễn phí định vị sân vườn tiểu cảnh
  • 🔖 Hỗ trợ toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng
  • 🔖 Miễn phí giám sát tại công trình
  • 🔖 Miễn phí tư vấn phong thuỷ

    Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của Nhà Vàng sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

    Hotline Thiết Kế: 0945.265.256 Hotline Thi Công: 0945.265.256 Email: thietke@nhavang.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *