Công việc xây dựng là ngành nghề đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ sức khỏe, kỹ năng cho đến sự chuẩn bị đầy đủ các khâu để có thể vận hành một cách nhanh chóng. Trong đó có thể chia ra làm các công đoạn, mỗi công đoạn sẽ có những checklist khác nhau nhằm phù hợp với yêu cầu thực tế cũng như tiến độ công việc. Dưới đây là checklist các đầu việc của Nhà Vàng trong quá trình thực hiện đổ bê tông dầm sàn.
1. Công tác kiểm tra:
– Kiểm tra độ đảm bảo của cốp pha: chắc chắn, kín thít, chống mất nước khi đổ bê tông. Bên cạnh đó cần xác định được vị trí đặt cốp pha một cách hợp lý.
– Cốp pha cột: phải đảm bảo là cốp pha cột được neo, chống một cách chắc chắn, không bị nghiêng hay xô lệch làm ảnh hưởng đến chất lượng chung công trình, giữ chắc trong quá trình đổ bê tông.
– Cốp pha dầm: Yêu cầu phải thẳng và không cong vênh, xác định cao độ đáy dầm hợp lý.
– Cốp pha sàn: Kiểm tra độ đàn hồi của mặt cốp pha, độ võng cũng như sức bền, xác định độ cao đáy sàn ở nhiều vị trí khác nhau.
2. Công tác chuẩn bị:
– Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, máy móc và tính toán số lượng nhân công
– Chọn thời gian đổ bê tông hợp lý tùy vào mức độ cũng như khối lượng.
– Thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng cho đổ bê tông
– Thực hiện các bước chuẩn bị để đảm bảo an toàn lao động như giăng lưới, bạt… đây là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo việc thi công được diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn tính mạng cũng như giữ gìn tài sản.
– Làm sạch cốp pha cũng như cốt thép trước khi đổ bê tông
3. Quy trình đổ bê tông cột
B1: Thiết lập đường dẫn bê tông thông qua cửa đổ và máng đổ
B2: Thiết lập chiều cao rơi tự do cho bê tông không quá 2m
B3: Xác định độ dày bê tông khi đầm trong khoảng 30 – 50cm, sử dụng đầm dùi theo phương thẳng đứng với thời gian đầm khoảng 20-40s
B4: Khi đổ đến các kết cấu cửa thì bịt cửa lại là tiếp tục đổ phần trên.
B5: Đổ một lớp vữa xi măng dày khoảng 10 -20cm trước khi đổ cột nhằm tránh lớp dưới cột bị rỗ do các cốt liệu to ứ đọng lại.
4. Quy trình đổ bê tông dầm
B1: Tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn, chiều cao không vượt quá 50cm cùng với phương thức đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, khi đạt đến cao độ dầm rồi mới tiếp tục các đoạn kế tiếp.
B2: Khi đổ bê tông dầm theo khối lưu ý khi đổ cột đến cách đáy dầm khoảng 3 – 5cm thì ta nên dừng lại 1 – 2h để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi sau đó mới tiến hành đổ.
5. Quy trình đổ bê tông sàn
B1: Độ dày sàn thường từ 8 – 10cm, về kỹ thuật không yêu cầu phải chống thấm và chống nóng như bê tông mái. Tiến hành đổ theo phương thức giật lùi và thành lớp để không gây nên hiện tượng phân tầng trong quá trình thi công.
B2: Chia mặt sàn thành từng dãy có chiều rộng 1 – 2m rồi đổ từ dãy này sang dãy khác. Đổ bê tông dầm cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 – 10cm thì tiếp tục đổ sàn. Sử dụng đầm lùi để bê tông được gắn dính.
B3 Vị trí khối bê tông đổ phải thấp hơn các máng đổ bê tông tới, đường vận chuyển phải cao hơn kết cấu công trình. Tránh nước đọng ở hai đầu cốp pha và góc cốp pha.
6. Dọn dẹp lại khu vực đổ bê tông
7. Nghiệm thu sơ bộ toàn bộ mặt sàn sau khi
8. Tiến hành rào, chắn ngăn người và động vật vào khu vực sàn mới đổ