SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA 8 CÁCH CHỐNG TRƠN TRƯỢT CẦU THANG PHỔ BIẾN HIỆN NÀY

12/04/2023

Bậc cầu thang là vị trí rất dễ trơn trượt, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây chấn thương, nhất là tại các gia đình có trẻ nhỏ, người già. Hãy cùng Nhà Vàng tìm hiểu 8 cách chống trượt cầu thang hiệu quả và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho công trình của bạn dưới đây.

Rủi ro khi không chống trượt cầu thang là gì?

Ngày nay, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp chống trơn trượt cầu thang ngày càng tăng bởi nhiều rủi ro mà nó mang lại:

  • Gia đình có người già yếu, dễ bị trượt chân khi di chuyển trên cầu thang.
  • Trẻ nhỏ thường xuyên chạy nhảy, đùa nghịch trên cầu thang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
  • Vật liệu ốp bậc thang bị mài mòn và trơn dần theo thời gian, làm mất thẩm mỹ – đây là rủi ro rất ít người để ý đến.
  • Do tần suất đi lại nhiều tại công trình nhà phố, trung tâm thương mại,.. càng nhiều người di chuyển thì nguy cơ trượt cầu thang càng cao.
  • Rủi ro tại thang thoát hiểm: Người dùng thang thoát hiểm thường trong tình huống vội vàng, chạy, xô đẩy nhau… nên rất dễ trượt ngã.
  • Trời nồm ẩm khiến bậc cầu thang gạch, đá bị ướt, dễ trơn trượt.
  • Tình trạng lau nhà bị ướt mà ko để ý cũng gây nguy cơ trượt ngã.

8 giải pháp chống trượt cầu thang hiệu quả

Sau đây là tuyển chọn 8 giải pháp chống trơn trượt cầu thang phổ biến và hiệu quả nhanh chóng nhất:

Cách 1: Xẻ khe chống trơn trên đá ốp

Giải pháp này sử dụng máy cắt chuyên dụng để tạo các khe chống trơn trượt tại mũi bậc cầu thang làm bằng chất liệu đá.

Ưu điểm: Tạo nhiều khe chống trơn kích cỡ tùy nhu cầu sử dụng, tạo vẻ đẹp và đồng bộ với đá ốp mũi bậc.

Nhược điểm:Chi phí khá cao, thi công không cẩn thận có thể làm gãy hoặc vỡ mũi bậc. Hơn hết, xẻ khe sẽ làm yếu phần mũi bậc và sau 1 thời gian sử dụng dễ bị bụi bẩn, đất cát lọt xuống khe, giảm tác dụng chống trơn.

Cách sử dụng: Tiến hành đo đạc kích thước, sau đó dùng máy cắt và lưỡi cắt đá chuyên dụng để tạo khe chống trơn.

Cách 2: Dùng gạch mũi bậc chống trơn

Bạn sử dụng loại gạch chuyên dụng ốp lát mũi bậc cầu thang, gạch có thiết kế thêm các gờ chống trơn trượt có sẵn ở mũi.

Ưu điểm: Có độ chắc chắn cao do gắn luôn vào mũi bậc, phù hợp với hệ bậc cầu thang ngoài trời.

Nhược điểm:Chi phí cao và thi công mất nhiều thời gian. Khó thay thế sửa chữa do phải dùng đúng loại gạch đã sử dụng. đồng thời cũng không có nhiều lựa chọn vì không phải hãng gạch nào cũng cung cấp gạch mũi bậc. Hiệu quả chống trượt cầu thang giảm dần do gạch bị mòn theo thời gian.

Cách sử dụng: Ốp lát gạch lên bậc cầu thang theo quy trình thông thường như các vật liệu ốp lát khác là được.

Cách 3: Sử dụng vật liệu lát sàn bề mặt nhám

Đây là loại vật liệu lát sàn mà bản thân bề mặt chúng đã có sẵn độ nhám như gạch nhám, sàn nhựa vinyl, cầu thang sắt hoa văn chống trơn hoặc bề mặt nhám.

Ưu điểm:Độ chắc chắn cao do gắn trực tiếp lên sàn.

Nhược điểm:Thi công tốn nhiều thời gian và rất khó thay thế, sửa chữa. Đồng thời khả năng chống trơn bị giảm dần theo thời gian vì vật liệu bị mòn.

Cách sử dụng: Tiến hành gắn hoặc lát trực tiếp lên bề mặt bậc thang cần chống trơn trượt. Quá trình ốp lát cũng tương tự các loại vật liệu thông thường.

Cách 4: Mài nhám chống trơn

Đây là cách chống trượt cầu thang bằng các dùng máy mài để mài nhám phần mũi bậc, tạo độ ma sát chống trơn trượt.

Ưu điểm:Đẹp và đồng bộ với thiết kế mũi bậc, cách thi công cũng đơn giản và thông dụng, chỉ cần dùng máy mài là được.

Nhược điểm:Đòi hỏi thợ có tay nghề kỹ thuật cao, hiệu quả chống trơn bị giảm dần trong quá trình sử dụng.

Cách sử dụng: Sử dụng máy mài chuyên dụng mài nhám 1 phần tại phần mũi bậc cầu thang đá.

Cách 5: Sử dụng nẹp chống trượt cầu thang

Nẹp chống trượt cầu thang là sản phẩm dùng để gắn cố định vào mũi bậc cầu thang để tăng ma sát cho mũi bậc khi người dùng di chuyển. Nẹp thường có cấu tạo bằng nhựa, nhôm, inox, đồng,… Hình dáng cũng rất đa dạng như chữ V, chữ T, chữ L hay chữ F,…

Ưu điểm

  • Vừa có chức năng chống trơn trượt, vừa bảo vệ mũi bậc thang khỏi sứt mẻ.
  • Khả năng chống chịu va đập tốt, độ bền cao và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ hay độ ẩm.
  • Dùng được cho nhiều loại cầu thang như gạch, đá, gỗ,…
  • Phù hợp với mọi loại công trình: nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng, nhà máy,…
  • Dễ thi công, bảo trì và thay thế.
  • Đa dạng chất liệu, màu sắc, tạo điểm nhấn trang trí hiện đại cho cầu thang.

Nhược điểm:Với nẹp cao cấp thì chi phí sẽ hơi cao.

Cách sử dụng:Nẹp chống trượt cầu thang được gắn vào mũi bậc, tùy cấu tạo từng loại nẹp mà có 3 cách thi công sau:

  • Cài trực tiếp vào gạch đá trong quá trình ốp lát.
  • Dán vào mũi bậc bằng các loại keo dán chuyên dụng như Tbond, Xbond,…
  • Khoan lỗ rồi bắt vít nẹp vào mũi bậc thang.

Cách 6: Dùng băng dán chống trơn

Băng dán chống trơn có cấu tạo dạng cuộn, mặt ngoài là lớp chống trơn còn mặt trong là keo dính để dán vào bề mặt bậc thang. Sản phẩm có rất nhiều màu sắc để tăng khả năng nhận biết của người dùng khi đi lại.

Ưu điểm:Rất dễ sử dụng vì chỉ cần dán vào nhiều loại bề mặt chất liệu khác nhau. Cung cấp nhiều màu sắc nổi bật để người dùng dễ dàng nhận biết vị trí mép bậc thang.

Nhược điểm:Hiệu quả chống trượt cầu thang thấp và nhanh bị mài mòn sau 1 thời gian sử dụng. Tuổi thọ sản phẩm không cao và rất dễ bong tróc.

Cách sử dụng: Làm sạch bề mặt mũi bậc rồi dán băng dính lên vị trí mũi là xong.

Cách 7: Tấm thảm nhựa trải sàn chống trượt cầu thang

Đây là cách chống trượt cầu thang thường dùng để trải sàn ở các công trình nhà hàng, bể bơi, bếp ăn hoặc nhà vệ sinh công cộng,… gồm có 2 loại thảm phổ biến sau đây:

  • Tấm thảm nhựa mỏng nhiều lông, gai sần có độ ma sát tốt.
  • Tấm thảm nhựa cứng vuông, bề mặt nhiều lỗ để khi có người đi qua thì nước sẽ rơi xuống dưới sàn, hạn chế tình trạng trơn trượt.

Ưu điểm:Sản phẩm có giá thành rẻ, bạn chỉ cần đặt lên mặt sàn là dùng được ngay. Đặc biệt phù hợp với các công trình công cộng, những công trình đi thuê mặt bằng.

Nhược điểm:Chi phí thấp nhưng phải thay thế nhiều lần do có độ bền không cao. Tính thẩm mỹ không cao và để đảm bảo vệ sinh thì phải làm sạch thường xuyên.

Cách sử dụng:Chỉ cần đặt tấm thảm nhựa lên vị trí cần chống trơn là có thể dùng được ngay.

Cách 8: Sử dụng sơn epoxy chống trượt

Đây là loại  sơn epoxy có thêm các hạt nhám (quartz sand) trong thành phần, các hạt này sẽ bám vào sơn và khi lớp sơn khô tạo nên bề mặt nhám chống trơn trượt hiệu quả.

Ưu điểm:Khả năng chống trơn trượt tốt, có tuổi thọ cao. Sơn không bị thấm nước, chịu lực tốt và màu sắc sơn đa dạng.

Nhược điểm:Chi phí khá cao và thi công mất nhiều thời gian, đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. Nếu bị hỏng hóc thì rất khó tu sửa.

Cách sử dụng: Để thi công sơn chống trượt cầu thang cho bề mặt, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xử lý bề mặt cầu thang.
  • Bước 2: Phủ sơn lót.
  • Bước 3: Sơn lớp epoxy đầu tiên.
  • Bước 4: Chà nhám và làm sạch bề mặt.
  • Bước 5: Sơn lớp epoxy thứ 2.
  • Bước 6: Vệ sinh và bàn giao.

So sánh hiệu quả của 8 cách chống trượt cầu thang

Vừa rồi là 8 cách chống trượt cầu thang phổ biến nhất thị trường hiện nay và so sánh hiệu quả của chúng. Mỗi giải pháp có những ưu điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng chuyên biệt. Hy vọng Nhà Vàng đã giúp các bạn chọn lựa được giải pháp tối ưu nhất cho gia đình của mình.

NHẬN BÁO GIÁ & YÊU CẦU TƯ VẤN

title image

Nhà Vàng – Với hành trình hơn 10 năm, chúng tôi dành trọn đam mê và tâm huyết để mang đến những công trình kiến trúc hoàn mỹ. Hãy tận hưởng các ưu đãi để sở hữu ngay một không gian sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp!

  • 🔖 Giảm tới 50% phí thiết kế khi thi công trọn gói
  • 🔖 Miễn phí khảo sát hiện trạng đất/nhà (trực tiếp tận nơi công trình)
  • 🔖 Miễn phí thiết kế cổng và tường rào
  • 🔖 Miễn phí định vị sân vườn tiểu cảnh
  • 🔖 Hỗ trợ toàn bộ hồ sơ giấy phép xây dựng
  • 🔖 Miễn phí giám sát tại công trình
  • 🔖 Miễn phí tư vấn phong thuỷ

    Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của Nhà Vàng sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

    Hotline Thiết Kế: 0945.265.256 Hotline Thi Công: 0945.265.256 Email: thietke@nhavang.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *